TÁC PHẨM DỰ THI: NÉT ĐẸP THƯỜNG NGÀY

TÁC PHẨM DỰ THI: NÉT ĐẸP THƯỜNG NGÀY

  1. Họ và tên: Ngô Thị Quỳnh Nga Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 14/10/1979

Nghề nghiệp: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường TH Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lào Cai

Địa chỉ thường trú: Số nhà 072, đường Trần Thánh Tông, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai.

SĐT: 0914683228                    Gmail: quynhngavb@gmail.com

  1. Họ và tên: Phạm Trọng Hữu Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 07/09/1979

Nghề nghiệp: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường TH Lê Văn Tám, Thành phố Lào Cai

Địa chỉ thường trú: B8, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai

SĐT: 0828996399                         Gmail:Phamtronghuu.vh@elc.vn

TÊN TÁC PHẨM: NGƯỜI THUYỀN TRƯỞNG SÁNG TẠO VÀ NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

Chúng ta đã từng được biết đến một nhà giáo: Mang biển đến gần hơn với học sinh vùng cao qua cuộc hành trình xuyên Việt của cát biển; nhận giải thưởng “công chúa Thái Lan”- Một giải thưởng danh giá dành cho các thầy, cô giáo có nhiều đóng góp cho giáo dục; một trong những người tiên phong áp dụng mô hình Trường tiểu học Việt Nam mới tại thành phố Lào Cai; …Không dừng lại ở đó, với vai trò là Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai, nhà giáo còn biến các mô hình, phong trào thành những con số cụ thể, dễ nhớ, dễ thực hiện.

Nhà giáo – Bông hoa thơm ngát trong “vườn hoa giáo dục” của thành phố trẻ biên cương ấy, chính là chị: Trần Thị Thuỳ Dung – Trưởng phóng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai.

Ra trường vào tháng 9, năm 1997 nhà giáo Trần Thị Thuỳ Dung đem ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ lên công tác và cống hiến tại Trường PTDT nội trú huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Trải qua những năm tháng vất vả, cùng với sự thăng trầm của giáo dục tỉnh nhà, nhà giáo đã bám trường, bám bản; yêu thương học sinh như con; đối xử với đồng nghiệp như anh chị em ruột thịt. Bằng tình yêu nghề và ngọn lửa nhiệt huyết của mình, nhà giáo đã được công nhận, tin tưởng và được giao đảm nhiệm các vị trí quan trọng của ngành: Phó hiệu trưởng Trường TH Thị trấn Bát Xát; Hiệu trưởng Trường TH Bát Xát; Phó HT Trường TH Đồng Tuyển 2, thành phố Lào Cai; Hiệu trưởng Trường TH Lê Ngọc Hân, thành phố Lào Cai; Phó trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai và hiện tại đang đảm nhiệm vị trí Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai.

* Mô hình: 3-2-1 và khát vọng vươn tầm Quốc tế.

Luôn canh cánh trong lòng khát vọng đưa giáo dục Lào Cai đến gần hơn với sự phát triển giáo dục của các thành phố lớn, là điểm sáng về giáo dục của các tỉnh miền núi phía Bắc, kéo gần khoảng cách địa lý, giao lưu, học hỏi với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục theo hướng hội nhập, hợp tác quốc tế toàn cầu,  ngay từ đầu năm học 2022 – 2023, nhà giáo Trần Thị Thuỳ Dung đã phát động mô hình: 3-2-1 (Mỗi nhà giáo tối thiểu cần kết nối với 3 trường trong tỉnh, 2 trường ngoài tỉnh và 1 trường nước ngoài). Đây là một mô hình phù hợp với xu thế phát triển chung của giáo dục hiện đại và toàn cầu, thúc đấy hợp tác Quốc tế, tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh và giáo viên; có được những tiết học bổ ích và sinh động không bị giới hạn của không gian. Mô hình đó được 100% giáo viên và học sinh trên toàn ngành giáo dục thành phố đón nhận và thực hiện hiệu quả. Những tiết học kết nối được xuất phát từ nhu cầu cần thiết xuất hiện trong các nội dung dạy và học: Khi học về “Làng nghề truyền thống”, ngay lập tức học sinh được kết nối với các trường trong và ngoài tỉnh để chia sẻ, tìm hiểu các làng nghề của địa phương; Khi học tiếng Anh theo chủ đề ngày Tết, nhờ sự kết nối với các trường học Quốc Tế như: Singapore; Thái Lan; Anh; Đức; Ấn Độ… học sinh vừa được giới thiệu các hoạt động truyền thống về ngày Tết của Việt Nam vừa được nghe các bạn giới thiệu về các hoạt động trong ngày Tết của các nước trên thế giới.

Tiết học kết nối Quốc tế của HS Trường TH Hoàng Văn Thụ

Nhìn những khuân mặt học trò hồ hởi, tự hào khi kể về những phong tục truyền thống của quê hương mình bằng tiếng Anh với bạn bè năm Châu, ai cũng thầm cảm ơn “Người sáng tạo” đã mạnh dạn đưa ra một mô hình hiệu quả và thức thời, giúp học sinh Lào Cai tạo ra được hình ảnh đẹp, tự tin trong xu thế hội nhập. Cứ như vậy, mô hình được giáo viên nhớ kĩ và thi đua thực hiện. Theo thống kê từ các nhà trường, đến cuối năm học 2022 -2023, tổng số giáo viên tham gia mô hình là 1865 với 1962 tiết dạy kết nối Quốc tế; 2041 tiết dạy kết nối ngoài tỉnh và nhiều tiết dạy kết nối trong tỉnh. “Tiếng lành đồn xa”, mô hình 3-2-1 đã được các nhà trường trong và ngoài tỉnh biết đến qua nhiều chuyến tham quan học tập và chia sẻ kính nghiệm. Vào tháng 2 năm 2023, chuyên đề mở rộng “Ứng dụng công nghệ số và mô hình kết nối 3-2-1” của PGD&ĐT TP Lào Cai được thực hiện với sự tham gia của Sở GD&ĐT Lào Cai và các phòng GD&ĐT trên địa bàn tỉnh đã một lần nữa khẳng định sự thành công và hiệu quả của mô hình này.

* Mô hình: 2-1, 2-1 và ước mơ làm sạch môi trường, thêm nhiều sức khoẻ cho người dạy, người học.

2-1; 2-1, không phải là những nhịp đếm bước hàng ngày ta vẫn gặp mà nó thực sự là những con số chất chứa đầy khát vọng nhân văn. Với mong muốn, ngày càng có nhiều nhân tài, khuyến khích  những sáng kiến hữu ích phục vụ trực tiếp cho công tác quản lí, dạy và học; tổ chức nhiều sự kiện bổ ích cho học trò và đội ngũ; phủ xanh các nhà trường, thậm chí là cả các con đường, quả đồi; nâng cao sức khoẻ qua các môn thể thao yêu thích, tại buổi Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức và người lao động năm 2023 của Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai, nhà giáo Trần Thị Thuỳ Dung đã phát động thực hiện mô hình: 2-1;2-1 với phương châm: Trên trước dưới sau, trong trước ngoài sau. 2-1; 2-1 là khuyến khích mỗi cá nhân trong sự nghiệp giáo dục thành phố thực hiện 02 sáng kiến, 01 sự kiện; 02 cây xanh, 01 môn thể thao. Trong thời điểm toàn ngành giáo dục thành phố cần thật nhiều những hiến kế sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ một cách suất xắc nhất với những cách thức và con đường hiệu quả nhất thì mô hình 02 sáng kiến, 01 sự kiện thật sự cần thiết, nó góp phần thúc đẩy và ghi nhận kịp thời những sáng kiến hay trong công tác quản lí, tổ chức các hoạt động dạy và học góp phần đem lại chất lượng dạy học hiệu quả nhất, tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh. Song song với việc phát động mô hình, nhà giáo Trần Thị Thuỳ Dung còn đi tiên phong trong việc thực hiện. Năm học 2021 – 2022, nhà giáo có 01 sáng kiến về “Các biện pháp quản lý, chỉ đạo thực hiện khung năng lực Xây dựng hình ảnh học sinh thành phố Lào Cai: Văn minh – hội nhập – công dân số trên địa bàn các trường tiểu học” được công nhận Sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc và trên địa bàn tỉnh. Năm học 2022 – 2023, sáng kiến “Giải pháp tiếp cận thu thập thông tin xây dựng cuốn lịch sử ngành” đã được công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở và đề xuất sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh. Trong năm học, nhiều sự kiện bổ ích cũng được tổ chức cho học sinh và giáo viên, như: cuộc thi violympic Fansipan các môn học; Trại hè tiếng Anh; Khai bút đầu Xuân; Đêm nhạc “Khát vọng người thầy”; giải bóng chuyền hơi…Những sự kiện ấy không những góp phần củng cố, khắc sâu, vận dụng kiến thức đã học cho học sinh mà còn là một món quà về tinh thần to lớn, giải toả những áp lực trong học tập và công việc, tạo ra nguồn năng lượng tích cực để phấn đấu học tập và làm việc.

Bên cạnh đó, mô hình 2 cây xanh, 1 môn thể thao cũng được thực hiện sôi động trên tất cả các địa bàn trường học. Ngoài việc trồng và chăm sóc cây ở trường, tập thể cán bộ giáo viên các nhà trường còn trồng và chăm sóc cây tại gia đình, trồng cây phủ xanh đồi trọc tại các trưởng vùng khó như Tả Phời, Hợp Thành…

Phong trào thể thao cũng được lan toả rộng khắp, tại các tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ giáo viên, học sinh vui vẻ đăng kí tham gia 1 đến 2 môn thể thao mình yêu thích vào các buổi chiều. Có thể nói rằng, phong trào thể thao trong toàn ngành giáo dục thành phố chưa bao giờ lại nở rộ đến như vậy! Những con số: trồng mới 2023 cây xanh; có 419 sáng kiến được công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp sơ sở, 35 sáng kiến đề xuất sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh; trung bình trong một nhà trường có 01 sự kiện/02 tuần học; 100% CBGV và học sinh luyện tập thể dục thể thao là những minh chứng thuyết phục nhất phản ảnh sự thành công của mô hình.

* Mô hình: 1-1-1 góp phần nâng cao văn hoá đọc, ý thức tự học, chiếm lĩnh nguồn tri thức vô tận của nhân loại.

Hiểu rõ “Sách là nguồn tri thức vô tận của nhân loại”, nó không những cung cấp kiến thức mà còn có tác dụng nhân văn, là một trong những giải pháp hữu hiệu giảm stress sau những giờ học tập và làm việc mệt mỏi, rèn ý thức tự học, tạo thói quen sống lành mạnh và tích cực, nhân Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam, nhà giáo Trần Thị Thuỳ Dung đã phát động mô hình 1-1-1: mỗi ngày đọc ít nhất 1 trang sách, mỗi tuần đọc ít nhất 1 tác phẩm, mỗi tháng đọc ít nhất 1 quyển sách góp phần chấn hưng văn hoá và phát triển văn hoá đọc.

Gian hàng sách 0 đồng tại Ngày Sách Việt Nam

Từ mô hình ấy, các nhà trường đã vận dụng khéo léo vào các hoạt động thư viện, các thư viện mở, tủ sách di động, mời thư viện tỉnh phục vụ tại các nhà trường đã được phát triển mạnh mẽ. Lịch đọc sách trong trường giữa các khối lớp được lên kế hoạch cụ thể, mỗi học sinh đều có ít nhất 01 quyển sách “gối đầu giường” phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi. Bên cạnh việc thực hiện tốt phong trào tại cơ sở, các nhà trường đều xây dựng các tủ sách dùng chung; phong trào xây dựng “tủ sách tặng bạn vùng khó” được hưởng ứng mạnh mẽ. Mỗi năm hàng nghìn cuốn sách quý được trao tặng cho các học sinh vùng khó của các xã vùng cao trong thành phố và các huyện trong tỉnh. Nhờ tích cực thực hiện mô hình, trong các cuộc thi Kể chuyện cấp tỉnh; Đại sứ văn hoá đọc cấp tỉnh, có 15 học sinh của thành phố đạt giải. Không những thế, Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai còn tổ chức thành công ngày hội đọc sách với sáu gian hàng sách 0 đồng; trao tặng 12.689 cuốn sách cho học sinh nghèo vượt khó.

Bằng tình yêu và sự đam mê; bằng trí tuệ và tinh thần sáng tạo, nhà giáo Trần Thị Thuỳ Dung luôn tư duy độc lập và quyết đoán trong hành động để xây dựng các mô hình thiết thực, góp phần đưa giáo dục thành phố Lào Cai là điểm sáng của giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc. 3-2-1; 2-1, 2-1; 1-1-1 là những con số biết nói thể hiện Tâm – Tài – Đức của “Một người thuyền trưởng sáng tạo”./.

                                                                                                                                                                                                           NGƯỜI VIẾT

                                                                                                                                                                                      Ngô Thị Quỳnh Nga             Phạm Trọng Hữu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *